Thứ Sáu, 3 tháng 8, 2012

Yếu tố cơ bản để đến với BreakDance !!!!

 
Yếu tố cơ bản để đến với bộ môn BreakDance
Sức khỏe: Bạn cần phải có một sức khỏe thật tốt thì mới có thể theo đc hết những bài tập của break.những động tác break đều nặng về phần tay,bụng.
Niềm đam mê nghĩ chắc cái này quan trọng nhất, khi có thì sẽ dần có mấy thứ kia thôi)Đây có thể nói là yếu tố quyết định cho sự nghiệp của bạn, khi đã bắt đầu với bộ môn BreakDance, bạn nên xác định xem lý do là vì ăn theo phong trào hay thực sự rằng bạn thích nhún nhảy khi nghe một điệu nhạc sôi động. Bạn không có sức khỏe, không có nhiều điều kiện để tập, nhưng bạn chỉ cần có niềm đam mê, rồi bạn sẽ vượt qua những trở ngại đó 1 cách dễ dàng.
Năng khiếu: Điều này rất wan trọng.nó quyết định xem là bận có khả năng tiếp thu những động tác trong bao lâu.nếu như bạn có năng khiếu thì bạn sẽ ít gặp những chấn thương hơn. Năng khiếu trong bộ môn BreakDance là khả năng giữ thăng bằng và một tinh thần thép. Nếu bạn không có năng khiếu, thì hãy sử dụng kiên nhần để bù vào đó.
Thầy giỏi: Bạn sẽ giỏi hơn nếu như người hướng dẫn cho bạn là một người giỏi và nhiệt tình vì bạn sẽ học đc những động tác chuẩn nhất, đúng nhất.người thầy giỏi cũng sẽ là người giúp bạn tăng thêm niềm tin khi tập luyện.
Tinh thần: Đây không phải là điều kiện thực sự cần thiết để học, nhưng những chuyện đại loại như bong gân, trật khớp hay thậm chí là gãy tay, vẹo xương.... "nhất định" sẽ đến với bất cứ ai học Break. Cho nên cứ chuẩn bị tinh thần vào bệnh viện đi nhé.


II.Tập Thể LựcĐề nghị các bạn đừng bỏ qua phần này vì nó thực sự là nền móng của BreakDance bộ khỏe
Một số bạn muốn tập break nhưng lại gặp phải những vấn đề về thể lực. Các động tác break thường nặng về cơ tay và cơ bụng là nhiều vì vậy phải có một thể lực thật tốt.Các bạn có thể tập tại những phòng tập thể hình.Nhưng Jing sẽ chỉ các bạn một số cách đê tập cơ tay,bụng cho chắc khỏe tại nhà.Đây là những cách rất đơn giản mà hầu như bạn nào cũng có thể dễ dàng tập theo.Đây cũng là cách rèn luyện thể lực cũng như là giúp cho việc tập break có tiến triển tốt hơn.

1.Tập Tay
Tập Tạ: Với 1 quả tạ 5 - 10kg tùy theo hiện trạng sức khỏe của bạn ( nếu cảm thấy quả tạ quá nặng với mình, hãy tìm 1 quả tạ nhẹ hơn, vì không phải cứ tập tạ nặng là có hiệu quả cao ). Bắt đầu, bạn ngồi thằng lưng ( tốt nhất là ngồi trên 1 cái ghế cao ngang đầu gối - ngồi trước gương để tự chỉnh sửa tư thế càng tốt ) Tập tay nào thì cầm tạ tay đó, thả lỏng tay, các ngón tay quay về cùng phía với mặt, từ từ nâng tạ lên 1 góc 120 độ so với vị trí ban đầu của tay. Rồi hạ tạ xuống ( từ từ thôi, như vậy bạn mới cảm nhận được sức nặng của tạ ) Khi tay xuống gần vị trí ban đầu ( chú ý, tuyệt đối không thả lỏng tay mà phải liên tục giữ tạ trong tư thế "được nâng" chứ không phải "được giữ" ) tiếp tục nâng tạ lên. Việc hô hấp cũng cần được chú ý: khi nâng tạ lên thì hít vào, hạ tạ xuống thì thở ra, tất cả làm chậm rãi thôi nhé. Bạn nên cố định số lần nâng - hạ tạ trước khi bắt đầu tập và quyết tâm thực hiện đủ các lần nâng đó 1 cách nghiêm túc, như vậy bạn sẽ vượt qua giới hạn sức khỏe của mình bằng sự nỗ lực.
Hít đất: Đầu tiên các bạn nằm sấp xuống nền nhà. Chống 2 tay để đỡ cơ thể ( khoảng cách 2 tay hơn độ rộng của vai ).sau đó các bạn hạ thấp cơ thể xuống sát đất(càng sát càng tốt)rồi nâng cơ thể lên lại.cũng giống như động tác với tạ.mỗi lần hạ cơ thể xuống thì các bạn sẽ hít một hơi thật sâu.và khi nâng người lên thì các bạn thở mạnh ra. Thực hiện 12-15 lần mỗi lần nghỉ. Khi quen dần thì các bạn có thể tăng số lần nâng lên. Các bạn lưu ý là khi tập ko nên tập quá nhanh.các bạn thực hiện một cách từ từ,chậm rãi thì mới cảm nhận đc sức nặng đè lên tay.

Trồng chuối: Đây là bài tập thể lực nên mìk sẽ không hướng dần cách giữ thăng bằng, bài tập này chỉ giúp các bạn có cảm giác lộn ngược và tập sức tay thôi. Trước hết , kiếm 1 bức tường hoặc 1 thân cây to, đặt hai tay cách tường khoảng 30 cm, từ từ dồn trọng lượng cở thể lên hai tay, rồi nhún mạnh chân thuận để hai chân có thể lộn ngược lên trên vào áp vào tường ( đối với những bạn chưa từng có kinh nghiệm trồng chuối thì bài tập này không để chút nào vì đa số bị ức chế về mặt tâm lý) Bạn có thể nhở một người khác đỡ giúp 2 chân để bạn có cảm giác thăng bằng trên 2 tay trước. Cố giữ người trong tư thế đó càng lâu càng tốt. Khi đã có thể tự tập với bức tường, bạn hãy tập hít đất trong tư thế đó, với người mới tập thì 1 cái, tập được khoảng 2 - 3 ngày thì 5 cái, 1 tuần trở lên nếu hít được 10 cái thì bạn thực sự là 1 người rất khỏe.

2.Tập BụngĐể có thể có một cơ bụng khỏe. Trước hết các bạn nên có một ghế tập.các bạn cũng có thể mua những chiếc ghế này tại các cửa hàng bán dụng cụ thể thao.nếu như các bạn không có điều kiện để mua những chiếc ghế tập thì chúng ta có thể không cần cũng đc, chỉ cần siêng năng tập. Đầu tiên các bạn sẽ nằm ngửa xuống đất,duỗi thẳng chân. Hai tay kẹp lại để sau gáy.hít một hơi thật sâu và cố gắng kéo nửa cơ thể( từ phần đầu tới bụng )lên phía trước(bật nửa cơ thể dậy)nhưng chân không đc di động( có thể nhờ người khác giữ giúp 2 chân)

Nếu có thời gian, bạn nên tập khoảng 5 - 6 lần/ ngày. Còn đối với học sinh và những người có thời gian hạn hẹp, nên tập vào buổi sáng sớm và trước khi đi tắm vào buổi tối

Thiếu nên bổ sung:
Chấn thương là điều hay sảy ra trong quá trình tập. Không nặng thì nhẹ, từ xước da bầm tím cho tới bong gân họăc trật khớp. Để giảm thiểu được các chấn thương thì nên đặt an toàn của mình lên cao 1 tý, không tham tập động tác khó khi chưa đủ yếu tố (hiểu biết, sức khỏe ...), nên khởi động ít phút cho các khớp nóng lên. biết tý thế aj biết j cứ góp ý

Điều kiện vật chất thì gồm có :
+ Quần thể thao dài, hoặc bất cứ loại quần j` mặc thoải mái không sợ tẹt ( nó hay tẹt chỗ ngã tư hàng xanh )
+ Dày thể thao (bắt buộc). Nên chọn dày nhẹ, bảo vệ được bàn chân. Quan trọng lắm ý
+ Áo rộng thoải mái tập khi, nên là áo thun
+ Băng cổ tay, khuỷa tay, băng đầu gối thêm sự an toàn.
Đơn giản nhất là mặc quần dù thể dục + 1 đôi giày là đủ.
 
 
 
 
 
ßµmßÏ…chuc' cac' ban. thanh` cong^......